 |
Giáo sư Paul Collier |
Cần quyết sách tốt về kinh tế, chính trị
Theo Giáo sư Paul Collier, để biến tài nguyên thành sự thịnh vượng cho các quốc gia, các nước cần có các quyết sách tốt về kinh tế. Trong các chuỗi quyết định đó, trước tiên là cần sử dụng công cụ thuế hợp lý đối với các công ty khai khoáng để đảm bảo chính phủ có được nguồn thu. Tiếp theo là cần có khả năng quản lý và sử dụng các nguồn thu đó hợp lý, đồng thời đảm bảo có dự trữ và đầu tư cho tương lai, chứ không chỉ đơn giản tiêu dùng cho hiện tại.
Ngoài các quyết sách kinh tế đó, khía cạnh chính trị cũng cần phải được tính đến. Các quốc gia cần xác định những điều kiện chính trị nào là cần thiết để có thể quản lý các tài nguyên hợp lý nhất.
Nhiều quốc gia nghèo chưa thể có được các điều kiện chính trị hợp lý (bao gồm các chính sách, các thể chế nhằm đảm bảo người dân nắm bắt được vấn đề), vì thế sẽ ủng hộ các quy định và chính sách của nhà nước. Việc khó khăn nhất là xây dựng được một nhóm công dân chủ đạo và có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên và cơ hội biến nguồn của cải này thành sự thịnh vượng. Những quốc gia có khả năng nhanh chóng chấm dứt đói nghèo thường có khả năng đưa ra các quy định đúng đắn, ở đó người dân hiểu rõ các nguyên tắc, xây dựng các chính sách và thể chế.
Thực thi EITI và ứng dụng Hiến chương về Tài nguyên Thiên nhiên
Trao đổi về việc thực thi Sáng kiến Minh bạch công nghiệp khai khoáng (EITI), Giáo sư Paul Collier cho rằng: Để quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam nên bắt đầu bằng việc thực thi EITI vì nó buộc bạn phải cam kết với minh bạch. Sau đó, Việt Nam nên tham khảo Hiến chương về Tài nguyên Thiên nhiên nếu muốn sử dụng nguồn lực hiện có thành công.
Hiến chương về Tài Nguyên Thiên nhiên là bộ quy tắc, là bản hướng dẫn cho các quốc gia sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong suốt chuỗi giá trị của nó. Bản Hiến chương khuyến nghị bắt đầu từ việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên và yêu cầu quá trình này cần phải được minh bạch và mang tính cạnh tranh. Quá trình này không nên có những bí mật vì những thỏa thuận ngầm thường không được đánh giá là tốt đẹp. Một quá trình được cho là minh bạch và cạnh tranh nếu các quyền và lợi ích hợp pháp được tính đến, tốt hơn hết là đấu giá công khai.
Về việc ứng dụng Hiến chương về Tài nguyên Thiên, Giáo sưu Paul Collier chia sẻ, các quốc gia phải xây dựng được một hệ thống biểu thuế phù hợp nhằm tạo ra các nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Điều đó có nghĩa là quốc gia đó cần phải có khả năng quan sát và không bỏ sót các đối tượng chịu thuế. Một khi đã có được các khoản thu,các quốc gia này phải sử dụng hợp lý nguồn thu của mình, và đặc biệt lưu ý đến quyền lợi của các nhóm người dân địa phương tại nơi tài nguyên được khai thác. Thông thường điều này không được đề cập đến và sẽ khiến các quốc gia này rơi vào các cuộc chiến xung đột.
Khi có các nguồn thu, các quốc gia cũng cần phải dành một phần đáng kể, có thể là một nửa, cho tương lai. Và sau đó, khoản để dành này cần phải được đầu tư thích đáng, tốt nhất là các khoản đầu tư nội đia, vì như thế sẽ góp phần nâng cao năng lực để đầu tư cho chính quốc gia mình. Như vậy, năng lực quản trị và đầu tư của quốc gia được nâng cao.
“Nếu Việt Nam muốn đẩy nhanh nền kinh tế của mình, đi đến sự thịnh vượng, hãy nên tận dụng nguồn lực theo cách đó. Tôi cho rằng Việt Nam nên sớm bắt tay vào việc này vì còn nhiều việc cần phải làm để có thể thành công trong vấn đề này”, Giáo sư Paul Collier nói.